Sáng 8.11,ủtướngnóivềviệcnhiệmkỳnàylànhiệmkỳcủathíđiểbáo tuổi trẻ nêu câu hỏi chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) cho biết, cử tri và dư luận xã hội rất vui mừng vì ngay từ ngày đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chủ trương tập trung nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực bộ máy và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Tuy nhiên, thực tiễn trong nhiều lĩnh vực vừa qua chưa thực sự đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Ông đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên nhân, định hướng và giải pháp cụ thể trong thời gian tới để thực hiện thành công chủ trương lớn trên.
Một số cơ quan chưa muốn phân cấp, phân quyền
Hồi đáp đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói phân cấp, phân quyền là chủ trương rất rõ, rất quan trọng nhằm phân định rõ hơn trách nhiệm, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của các cấp. Dù vậy, Thủ tướng thừa nhận việc phân cấp, phân quyền tổ chức thực thi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong muốn.
Theo Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu là do chưa thực hiện triệt để chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Các cơ quan T.Ư, một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp, phân quyền trong quá trình thực thi. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ còn hạn chế, nhất là việc lớn, việc mới còn khó khăn; việc đáp ứng yêu cầu của người dân liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên công tác này chưa đạt yêu cầu đề ra", Thủ tướng nêu rõ.
Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh đến công tác chỉ đạo, phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, nâng cao khả năng thực thi của cấp dưới; hoàn thiện thể chế, mạnh dạn thực hiện phân cấp, phân quyền, tránh né tránh, đùn đẩy.
Nhiều nghị quyết thí điểm có hiệu quả
Trước đó, sáng 7.11, chất vấn Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP.Hà Nội)phản ánh "nhiều cử trivà đại biểu Quốc hội nói vui rằng nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ của thí điểm".
Theo bà, việc thực hiện thí điểm tuy có mặt tích cực là giúp kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật. Song mặt khác lại tạo ra sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, gây ra tâm lý bất ổn định, không bình đẳng trong thực thi pháp luật giữa các địa phương, giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.
Bà Thủy đề nghị Thủ tướng cho biết việc trình Quốc hội thông qua các nghị quyết về thực hiện thí điểm quá nhiều cơ chế, chính sách pháp luật như vừa qua có phải là biểu hiện của sự bất cập, thiếu chủ động trong tầm nhìn và về năng lực đề xuất xây dựng chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan hay không?
Bà Thủy nêu, đối với các chính sách đang thực hiện thí điểm, nếu thấy có tác dụng hiệu quả tốt thì tại sao Chính phủ không khẩn trương xây dựng trình Quốc hội sửa đổi luật để áp dụng thống nhất mà vẫn tiếp tục đề xuất chỉ mở rộng phạm vi thực hiện thí điểm trong một số dự án hay địa phương cụ thể. "Như vậy liệu có tạo kẽ hở cho tham nhũng về chính sách hình thành cơ chế xin - cho hay không?", đại biểu chất vấn.
Trả lời đại biểu, Thủ tướng cho biết, đất nước ta là đất nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, độ mở cao, khả năng chống chịu còn hạn chế. Theo Thủ tướng, tình hình thế giới, thực tiễn đất nước thay đổi rất nhanh.
"Mọi văn bản, quy định có cái theo kịp, sát thực tế, có cái chưa. Vì vậy, quy trình xây dựng pháp luật tốn nhiều thời gian, công sức", Thủ tướng nói.
Về vấn đề thí điểm, Thủ tướng nêu rõ đã có cơ sở chính trị là các nghị quyết của T.Ư. Theo đó, cái gì đã rõ, đã "chín", thực hiện hiệu quả thì luật hóa; cái chưa rõ, chưa "chín" thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, nóng vội.
Về cơ sở pháp lý, Thủ tướng cho biết, trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng cho phép việc này. Cùng đó, thực tiễn cũng cho thấy, Quốc hội thời gian qua đã ban hành nhiều nghị quyết thí điểm và có hiệu quả.
"Như vậy, chúng ta có cả cơ sở chính trị, thực tiễn, pháp lý", Thủ tướng nói. Tuy vậy, người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, vấn đề này cần phải có điều chỉnh cho phù hợp.
"Sắp tới, chúng tôi nghiên cứu kỹ hơn, đánh giá tác động kỹ hơn, lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để có điều chỉnh cho phù hợp, tiến tới hệ thống pháp luật đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất", Thủ tướng nhấn mạnh.